Bậc thầy của ngành quảng cáo trên taxi

Đăng Để lại phản hồi
Micky Fung

Trên toàn thế giới, ngành kinh doanh phương tiện truyền thông đang phải vật lộn để tồn tại thì vẫn còn một nơi để phát triển, đó là Trung Quốc.

Micky Fung
Khởi nghiệp

Micky Fung đã theo gia đình rời Hồng Kông tới New York với ước mơ thoát khỏi cảnh đói nghèo khi mới 8 tuổi. Cha ông đã phải tiết kiệm từng đồng xu và kiếm sống bằng nghề sửa chữa máy khâu trong suốt hai năm ở Brooklyn cho tới khi cơ hội đổi đời đến với gia đình: Một nhà máy may mặc ở địa phương đã bị cháy rụi, và Fung đã dùng toàn bộ tiền tiết kiệm của gia đình để mua và sửa chữa các thiết bị và xây dựng nhà máy của ông.

Gia đình Fungs cuối cùng đã trở thành một trong những nhà thầu may mặc và chủ sở hữu bất động sản lớn nhất ở khu người Hoa.

Năm 2002, khi người con trai “Mỹ hoá” tới nói với cha mình rằng anh muốn mở ngành kinh doanh phương tiện thông tin đại chúng ở Trung Quốc, người cha đã cầm một tờ báo tiếng Trung Quốc lên và nói: “Con không thể nói, đọc hay viết tiếng Trung, vậy con sẽ làm thế nào để thành công được đây?”.
Bậc thầy của ngành quảng cáo trên taxi
Micky Fung, ông chủ của TouchMedia (Ảnh: Forbes)
Sự hoài nghi của cha làm cho người con trai thêm quyết tâm hơn, chiến đấu cho sự nghiệp mà không cần cơ hội mà ba thập kỷ rưỡi trước đây cha ông có được và bắt đầu sự nghiệp ở một nơi rất xa nơi ông không hề biết tiếng địa phương.

Cuối cùng ông đã thành công. Touchmedia của Micky Fung là chương trình chuyên phát các đoạn quảng cáo trên hơn 23 nghìn xe tắc xi ở Trung quốc gắn vào màn hình ghế sau. Chỉ riêng ở Thượng Hải, Fung đã có 10 nghìn màn hình được cài đặt Touchmedia. Màn hình luân phiên 10 quảng cáo liên tiếp ngay khi lái xe nổ máy.

Hành khách có thể tắt tiếng và chỉnh sang quảng cáo khác bằng cách chạm vào màn hình, và họ không thể rời mắt khỏi những hình ảnh sinh động trong suốt thời gian ngồi trên xe. Các khách hàng quảng cáo của Fung gồm có Nokia, Coca-Cola và McDonald.

Lấn sân sang cả Bắc Kinh và Quảng Châu, cùng với doanh thu quảng cáo trên tạp chí mà Fung phân phối trên 65 nghìn taxi khác chỉ ở riêng Bắc Kinh, đã góp phần đẩy doanh thu của Touchmedia lên tới hơn 15 triệu đô la năm ngoái.

“Kiên trì là tất cả trong cuộc sống”

Các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc đã cố gắng bắt chước mô hình của Fung nhưng tới nay vẫn không mấy thành công. Công nghệ của ông đã được cải tiến rất nhiều trong những năm qua, giúp các nhà quảng cáo thu thập dược nhiều nguồn thông tin hữu ích hơn.

Ông nói: “Kiên trì là tất cả trong cuộc sống. Nhưng đặc biệt là ở Trung Quốc, bạn phải sẵn sàng thay đổi theo thời gian,” Ông cũng đang cố gắng tạo sự trở lại New York thật hoành tráng trong năm tới với đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên.

Trên toàn thế giới, ngành công nghiệp phương tiện truyền thông đang phải vật lộn để tồn tại- điển hình là cả thế giớ đã chứng kiến những nỗ lực của Hãng bưu điện Washington cố bắng bán tạp chí Newsweek – nhưng nó tồn tại được ở Trung Quốc bởi vì tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này là 8%. Thực tế này đã trợ giúp các công ty Internet và truyền thông Hoa Kỳ đặt trụ sở tại Trung Quốc như Sina, Sohu.com Inc, Netease và Focus Media.

Fung, là con áp út trong một gia đình có bảy anh em, có cả một câu chuyện lịch sử dài về con đường lập nghiệp của anh. Sau khi cha ông gây dựng sự nghiệp dệt may, Fung cho rằng họ đang lãng phí cơ hội thu được lợi nhuận từ công việc thiết kế. Ông nói: Người ta nói rằng Trung quốc chỉ có thể làm thầu nhưng không thể sản xuất và thiết kế, và tôi muốn thay đổi điều đó.

Cuối cùng, ông đã nhận được đơn hàng từ Bloomingdale’s và các công ty khác. Công việc kinh doanh tiến triển rất tốt cho tới cuộc khủng hoảng năm 1990. Gia đình biến các nhà máy của họ thành các khoản bất động sản thương mại và vẫn sở hữu các toàn nhà ở quanh Canal Street tại Manhantan và các tài sản khác ở Tribeca.

“Thị trường Trung Quốc như một con voi…”

Bậc thầy của ngành quảng cáo trên taxi

Ý tưởng quảng cáo trên taxi xuất hiện khi Fung tới Las Vegas năm 1998 và ngồi trong một chiếc xe taxi với bộ điều khiển được móc vào một chiếc DVD player.

Năm 2000, ông tìm kiếm các đề nghị đầu tư từ các doanh nhân và tìm kiếm đầu tư vào ngành kinh doanh này. Tuy nhiên các lời đề nghị đều dựa trên nền tảng DVD, và ông đang tìm kiếm thứ gì đó sáng tạo hơn.

Fung chọn Thượng Hải là thành phố đầy hứa hẹn, nhưng ông thấy rằng công nghệ của ông không đáng tin cậy và đã thuê các kỹ sư để cải thiện nó.

Sau đó màn hình Touchmedia của Fung đã trở thành một thứ gì đó giống như PDA được cài đặt điện thoại. Ngay khi khách trong xe taxi chạm vào bất kỳ mục nào trên màn hình thông tin sẽ quay trở lại Touchmedia.

Một trong những thành công lớn nhất cho tới nay của Fung đó là ở triển lãm xe hơi tại Thượng Hải năm ngoái. Trong vòng 10 ngày có khoảng 1,9 triệu người trả lời cho bản câu hỏi thăm dò ý kiến  màn hình cảm ứng Touchmedia về xe hơi. Trong số đó, có 471 nghìn người cung cấp thông tin liên lạc của họ để tham gia vào chương trình giải thưởng chuyến xe miễn phí.

Trung Quốc là một thị trường khổng lồ nhưng cũng rất dễ thua lỗ do tính phức tạp của cạnh tranh khốc liệt và khung quy định. Fung nói: “Trung Quốc như một chú voi. Anh phải chạy sát cạnh nó. Nếu anh chạy trước mặt nó, anh sẽ bị đè nát, và nếu anh chạy sau nó, anh sẽ bị đạp ngã.” Ông  có rất nhiều ý tưởng về cách thức mở rộng hoạt động kinh doanh,  và cố gắng niêm yết tên công ty trên thị trường chứng khoán New York để huy động thêm vốn trong năm tới.

Vừa qua Fung đã rất vui mừng khi James Marsh, người từng điều hành công ty taxi Las Vegas tới thăm ông, James Marsh cũng chính là người đã truyền cảm hứng để Fung đầu tư vào ngành công nghiệp quảng cáo trên xe taxi. Hiện tại Marsha đang muốn đưa Touchmedia vào thánh địa bài  bạc.

Fung nói: “Chính công ty của Marsha đã truyền cảm hứng cho tôi”. Và giờ đây chính người sáng lập ra phương thức quảng cáo này đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Fung để mở rộng ngành kinh doanh của ông. Có lẽ đó là một dấu hiệu về sự thay đổi mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chăng?

 
Để lại một bình luận